Giải đáp kiến thức về gỗ Lim trong tự nhiên và chế tác gỗ

Danh mục sản phẩm

Kiến Thức Tổng Hợp Về Cây Gỗ Lim & Ứng Dụng Trong Chế Tác Gỗ

16:19:59 28-08-2020 | Lượt xem: 6836

Gỗ lim ở nghĩa rộng là tên gọi chung cho một nhóm cây lấy gỗ từ một số loài lim phổ biến. Theo nghĩa hẹp thì gỗ lim ở Việt Nam được dùng để chỉ loài lim xanh, có tên khoa học là Erythrophleum fordii, thuộc phân họ Vang, họ Đậu, chi Lim xanh. Đây là một trong 4 loại gỗ thuộc nhóm “Tứ thiết mộc” của Việt Nam.

Lim là loại cây thân gỗ lớn cao trên 30m, thân thẳng, vỏ nâu, thuộc loài ưa sáng và mọc chậm. Gỗ lim phát triển ở các vùng đất sét, sét pha thuộc khí hậu nhiệt đới. Hiện nay, gỗ lim phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Tại Việt Nam, gỗ lim được xếp vào loại gỗ nhóm II, là loại gỗ quý hiếm, bền chắc, vân gỗ đẹp mang giá trị cao.

gỗ lim.jpg
Gỗ lim

Các loại gỗ lim phổ biến

gỗ lim thô.jpg
Gỗ lim thô
  • Các loại lim ở Việt Nam có thể phân loại dựa theo màu sắc như lim xanh, lim xẹt (lim vang), lim vàng, lim đen, lim đỏ...
  • Hiện nay, ngoài những loại lim đặc trưng của Việt Nam thì còn có các loại lim nhập khẩu như lim Lào, lim Campuchia, lim Nam Phi, Lim Ghana, ...
  • Tuy nhiên, do tình trạng cạn kiệt của gỗ lim Việt Nam nên hiện nay trên thị trường gỗ nội thất có 2 loại chủ yếu là lim Lào và lim Nam Phi.
  • Gỗ lim Lào và gỗ lim Nam Phi mang các đặc điểm khá tương tự nhau. Dù vậy, vẫn có thể phân biệt hai loại này qua các đặc trưng:
  • Trọng lượng và độ rắn chắc: trọng lượng của gỗ lim Nam Phi nhẹ hơn lim Lào. Nếu cùng một thể tích thì gỗ lim Lào gấp từ 1,2 -1,5 lần gỗ lim Nam Phi. Tuy chưa có các nghiên cứu về chất lượng của từng loại lim nhưng theo thực tế đánh giá thì lim Lào có độ ổn định, khả năng chịu lực tốt hơn lim Nam Phi.

  • Màu sắc vân gỗ: gỗ lim lào thô có màu đỏ hơn, vân gỗ mịn hơn lim Nam Phi, khi sơn PU thành phẩm thì các sản phẩm từ gỗ lim Lào sẽ có màu sáng bóng hơn.

Cách nhận biết gỗ lim

vân gỗ lim.jpg
Vân gỗ lim
  • Từ xa xưa, gỗ lim đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người dân Việt Nam với những hình ảnh trong các câu ca dao, tục ngữ như “thằng bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi một bè gỗ lim”. Nhưng làm sao để phân biệt được gỗ lim trong vô vàn những loại gỗ bản địa khác và cả gỗ nhập khẩu, đó chắc chắn là điều không dễ dàng.

  • Dù vậy, gỗ lim vẫn mang trên mình các đặc điểm riêng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết với các loại gỗ tự nhiên khác trên thị trường.

  • Đầu tiên, gỗ lim là loại gỗ quý có chất gỗ vô cùng rắn chắc. Vì vậy, khối lượng gỗ lim cũng nặng hơn phần lớn các loại gỗ tự nhiên khác. Đồng thời, khả năng chống mối mọt của gỗ lim vô cùng tốt.

  • Về màu sắc, gỗ lim có màu nâu đến nâu sẫm. Vân gỗ lim có dạng xoắn rất độc đáo và đẹp mắt. Khi để gỗ lim dưới bùn lâu năm thì mặt gỗ sẽ có màu đen tạo nên sự sang trọng cho các sản phẩm.

  • Mùi hương của gỗ lim hơi hắc, có thể gây dị ứng mũi, đặc biệt là gỗ lim thuộc vùng Tây Nguyên hay lim Lào. Vì vậy bạn cần cẩn thận khi sử dụng cách này để nhận biết gỗ lim.

Gỗ lim có tốt không?

bàn ghế gỗ lim.jpg
Bàn ghế gỗ Lim

Để trả lời câu hỏi: gỗ lim có tốt không? Gỗ lim có độc không? Trước hết bạn cần biết về các ưu điểm và nhược điểm của loại gỗ này.

Ưu, nhược điểm của gỗ lim

Đầu tiên, gỗ lim có các ưu điểm vượt trội đặc trưng của các loại gỗ quý nhóm II:

  • Gỗ lim sở hữu các thớ gỗ chắc chắn, rất cứng và trọng lượng nặng nên khả năng chống mối mọt cực kỳ tốt.

  • Kết cấu bên trong của gỗ lim rất chặt nên có khả năng chịu lực nén tốt, khó biến dạng hay cong vênh trong quá trình sử dụng. Vì vậy, gỗ lim thường được sử dụng làm kèo nhà, cột nhà, sàn, cửa…

  • Gỗ lim còn được yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái đậm chất cổ điển. Khi tạo thành các sản phẩm, gỗ lim sẽ góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

  • Bề mặt gỗ mịn với các vân gỗ mềm mại đem lại cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh những ưu điểm thì gỗ lim cũng có những nhược điểm nhất định.

  • Mùi hương của gỗ lim khá hắc và có thể gây dị ứng cho con người với một số loài lim. Do đó cần được xử lý hóa học trước khi đưa vào sản xuất để loại bỏ mùi hắc này.

  • Đồng thời gỗ lim cũng rất hiếm và có giá thành cao, các sản phẩm gỗ lim thuộc sản phẩm cao cấp và không phù hợp với đa số khách hàng có thu nhập ở mức trung bình.

  • Kết cấu gỗ khá cứng, dẫn đến quá trình chế tác điêu khắc cần sử dụng thời gian, công sức nhiều hơn. Đây cũng là một trong những lí do khiến các sản phẩm gỗ lim có giá cả khá đắt đỏ.

  • Gỗ lim không chịu được ẩm mốc nên cần xử lý chống ẩm trước khi sử dụng.

Gỗ lim có độc không?

  • Theo quan niệm xưa, gỗ lim có độc tố bởi những người tiếp xúc với gỗ lim thường bị hắt hơi liên tục và có cảm giác khó chịu. Đồng thời mùi hương của gỗ lim cũng khá hắc và dễ gây dị ứng mũi. Tuy nhiên, vẫn chưa có các bằng chứng khoa học chứng tỏ gỗ lim có độc. Hiện nay nguyên nhân trên được giải thích là do chất gỗ lim rất cứng nên các bụi gỗ tạo ra từ gỗ lim tuy rất nhỏ nhưng vẫn rất sắc và dễ gây ra các vết xước khó nhận biết. Trong quá trình sản xuất, chế tác các bụi gỗ trong không khí bị cong người vô tình hít phải đã gây ra các hiện tượng trên.

  • Qua những ưu, nhược điểm phía trên thì ắt hẳn mọi người cũng đã có một nhận định rõ ràng về loại gỗ này rồi. Tổng hợp các điều trên thì lim vẫn là một loại gỗ tốt và rất có giá trị kinh tế cũng như mang giá trị tâm linh tuyệt vời cho khách hàng. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua gỗ lim thì bạn cần chắc chắn về khả năng tài chính và gỗ lim đã được xử lý kỹ lưỡng để tránh xảy ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Giá cả gỗ lim trên thị trường hiện nay

lục bình gỗ lim.jpg
Lục bình gỗ Lim
  • Gỗ lim thuộc loại gỗ cao cấp với giá trị kinh tế cao. Đây cũng là một trong những loại gỗ khá đắt đỏ trên thị trường. Tùy theo xuất xứ, loại lim, chất lượng, tuổi gỗ cũng như đơn vị cung cấp mà giá cả sẽ có sự dao động nhất định.
  • Với hai loại lim phổ biến nhất trên thị trường gỗ lim Việt Nam hiện nay thì gỗ lim Lào có giá cả gần như gấp đôi lim Nam Phi.
  • Giá cả gỗ lim Lào rơi vào khoảng 26 - 30 triệu/m3.

  • Giá gỗ lim Nam Phi khoảng 12 - 18 triệu/m3. Đối với loại gỗ đường kính 30 - 50cm thì có giá khoảng 14 triệu/m3.

  • Giá gỗ lim Nam Phi rẻ hơn nhiều so với lim Tây nguyên và lim Lào, tuy nhiên lại có chất lượng tương đương nên khá được khách hàng ưa chuộng.

Ứng dụng của gỗ lim

  • Do đặc tính của gỗ lim nên loại gỗ này được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống từ nội thất, xây dựng, cầu cống đến đóng thuyền, đồ mỹ nghệ… Tuy nhiên, gỗ lim chống ẩm kém nên cần xử lý chống ẩm trước khi đưa vào sản xuất. Đồng thời cũng cần được sử dụng trong môi trường thời tiết ổn định để nâng cao tuổi thọ sản phẩm.
  • Gỗ lim được sử dụng nhiều trong các sản phẩm kiến trúc xây dựng có khả năng chịu lực, ít nứt nẻ như kèo, xà, cửa, sàn, cầu thang, đóng thuyền...

  • Vẻ đẹp của gỗ lim rất được yêu thích trong việc điêu khắc đồ thủ công mỹ nghệ như lục bình, tượng, ...

  • Gỗ lim ít được sử dụng làm đồ gia dụng vì có quan niệm xưa là gỗ lim có độc tố và các quan niệm về tâm linh không tốt cho người sử dụng. Hiện nay theo sự phát triển của công nghệ chế tác, gỗ lim cũng dần được sử dụng để làm đồ nội thất như giường gỗ, tủ gỗ...

So sánh gỗ lim & gõ đỏ

Loại Gỗ lim Gỗ gõ đỏ
Nhóm gỗ Nhóm II Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh (lim xanh), vàng (lim vàng), đen (lim đen), đỏ (lim đỏ.
Vân gỗ đẹp, vân mịn dạng xoắn.
Gỗ gõ đỏ có màu đỏ nhạt đến đỏ đậm, vân gỗ từ nâu đậm đến đen. Vân gỗ đẹp, đường vân rõ rệt mang giá trị thẩm mỹ cao, thớ gỗ mịn, có mùi thơm
Độ bền Gỗ có thớ gỗ chắc chắn, rất cứng, trọng lượng nặng, khả năng chống mối mọt vượt trội.
Độ bền cực tốt, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.
Gỗ cứng chắc, trọng lượng nặng, cần chế tác kỹ lưỡng, tốn công
Có khả năng chống mối mọt hiệu quả, ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết và thời gian sử dụng
Giá thành 16 - 30 triệu/m3 tùy loại gỗ 30 - 70 triệu/m3 tùy thời điểm

So sánh gỗ lim & gỗ gụ

Loại Gỗ lim Gỗ gụ
Nhóm gỗ Nhóm II Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh (lim xanh), vàng (lim vàng), đen (lim đen), đỏ (lim đỏ.
Vân gỗ đẹp, vân mịn dạng xoắn.
Gỗ có màu vàng nhạt, vàng trắng đặc trưng, màu nâu đỏ, nâu đậm (gỗ lâu ngày).
Vân gỗ có màu nâu đỏ, vân dạng xoắn rất đẹp.
Độ bền Gỗ có thớ gỗ chắc chắn, rất cứng, trọng lượng nặng, khả năng chống mối mọt vượt trội.
Độ bền cực tốt, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.

Độ cứng tốt, bền chắc, chống được cong vênh, mối mọt.
Độ bền tốt, tuổi thọ gỗ lên tới hàng trăm năm.
Giá thành 16 - 30 triệu/m3 tùy loại gỗ 30 - 50 triệu/m3 tùy chất gỗ.

So sánh gỗ hương & gỗ lim

Loại Gỗ lim Gỗ hương
Nhóm gỗ Nhóm II Nhóm I
Màu sắc, vân gỗ Gỗ có màu xanh (lim xanh), vàng (lim vàng), đen (lim đen), đỏ (lim đỏ.
Vân gỗ đẹp, vân mịn dạng xoắn.
Gỗ có mùi nhẹ, màu đỏ rực, đỏ thẫm, thớ gỗ mịn và đặc.
Vân gỗ đẹp, họa tiết vân độc đáo, ưa nhìn.
Độ bền Gỗ có thớ gỗ chắc chắn, rất cứng, trọng lượng nặng, khả năng chống mối mọt vượt trội.
Độ bền cực tốt, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.
Gỗ cứng chắc, chống cong vênh mối mọt hiệu quả, thân thiện với sức khỏe con người.
Giá thành 16 - 30 triệu/m3 tùy loại gỗ 40 - 50 triệu/m3 tùy loại hương.

So sánh gỗ mun & gỗ lim

Loại Gỗ mun Gỗ lim
Nhóm gỗ Nhóm I Nhóm II
Màu sắc, vân gỗ Màu đen đặc trưng độc đáo.
Vân gỗ đẹp, cuốn hút.
Gỗ có màu xanh (lim xanh), vàng (lim vàng), đen (lim đen), đỏ (lim đỏ.
Vân gỗ đẹp, vân mịn dạng xoắn.
Độ bền Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. Gỗ có thớ gỗ chắc chắn, rất cứng, trọng lượng nặng, khả năng chống mối mọt vượt trội.
Độ bền cực tốt, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.
Giá thành Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ 16 - 30 triệu/m3 tùy loại gỗ

Những thông tin cần thiết nhất về gỗ lim đã được Nội Thất Đồ Gỗ Việt gửi đến bạn thông qua bài viết này. Chúc bạn sẽ có được những kiến thức về gỗ tự nhiên bổ ích để phục vụ quá trình lựa chọn và sử dụng loại gỗ này hiệu quả nhất.

Bảng tổng hợp kiến thức về các loại gỗ thường dùng trong nội thất:
Gỗ sao Gỗ sa mu Gỗ bách xanh Gỗ sơn huyết Gỗ chiu liu Gỗ xá xị
Gỗ lũa Gỗ mít Laminate Acrylic Gỗ tràm Gỗ lát
Gỗ trầm hương Gỗ sưa Gỗ mun Gỗ pơ mu Gỗ gụ Gỗ trắc
Gỗ cà te Gỗ óc chó Gỗ thông Gỗ cao su Gỗ sồi Gỗ anh đào
Gỗ trai đỏ Gỗ xoan ta Gỗ xà cừ Gỗ sến Gỗ tần bì Gỗ ngọc am
Gỗ cẩm lai Gỗ bằng lăng Gỗ còng Gỗ nu Gỗ đinh hương Gỗ chò chỉ
Gỗ gõ đỏ Gỗ căm xe Gỗ xoan đào Gỗ lim Gỗ quỷnh Gỗ mun đuôi công
Gỗ hồng đào Gỗ hương đá Gỗ mdf lõi xanh
Tin tức liên quan
Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

16:08:05 13-07-2022

Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất...

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

16:12:42 28-06-2022

Gỗ hồng đào có tên khoa học là Nato, có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Nguyên, Đắk Lắk. Cây gỗ được trồng nhiều ở các vùng miền Trung Việt Nam như Khánh...

Ưu & Nhược Điểm Của Ván Gỗ Phủ Melamine

Ưu & Nhược Điểm Của Ván Gỗ Phủ Melamine

15:05:25 13-04-2022

Melamine là tên gọi của một hợp chất được sử dụng để phủ lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ có màu sắc & vân gỗ đẹp mắt, tạo...

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

15:56:40 12-04-2022

Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu...

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

16:34:30 05-04-2022

Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố...

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

16:47:41 06-11-2020

Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn màu tủ bếp, kiểu tủ bếp, cách bày trí tủ bếp theo phong thủy mang lại lợi ích tích cực & thiết thực nhất cho cuộc...

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

16:34:57 10-11-2020

Hướng dẫn cách sắp xếp & bày trí tủ bếp thông minh nhất giúp tối ưu diện tích không gian phòng bếp gia đình, nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống...

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

14:15:37 22-05-2021

Gỗ sao là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Sao Dầu Dipterocarpaceae, có thân thẳng suôn dài với những vết nứt dọc theo thớ. Chiều cao trung bình có thể lên đến...

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

15:03:45 21-05-2021

Gỗ samu (sa mộc) là loại gỗ quý hiếm có hương thơm được nhiều người sành gỗ biết đến. Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, có nhiều giá trị kinh tế, giá...

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

16:46:06 20-05-2021

Gỗ bách xanh là loại gỗ được khai thác từ cây bách xanh đem lại nhiều giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ vượt bậc. Hiện nay, gỗ bách xanh được xếp...

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

16:20:27 19-05-2021

Gỗ sơn huyết được khai thác từ cây sơn huyết, thân gỗ có màu đỏ thẫm như huyết nên mới có cái tên sơn huyết. Gỗ màu đỏ tươi còn được gọi là...

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

15:23:02 18-05-2021

Gỗ chiu liu (còn được gọi là muồng đen, muồng xiêm) thuộc họ Đậu. Đây là loại gỗ thuộc họ gỗ muồng có chất lượng tốt được sử dụng nhiều trong...

Mục Luc

Tin nổi bật

Đối tác - Khách hàng

Tag từ khoá

Giường ngủ  - Tủ quần áo - Bàn ghế gỗ - Bộ bàn ăn - Bàn thờ