Tổng Hợp Kiến Thức Về Gỗ Cao Su Trong Chế Tác Đồ Gỗ

0988 88 7878
Danh mục sản phẩm

Tổng Hợp Kiến Thức Về Gỗ Cao Su Trong Chế Tác Đồ Gỗ

15:53:34 03-06-2020 | Lượt xem: 3958

Gỗ cao su là một vật liệu mới được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất những năm gần đây. Nhờ các ưu điểm nổi bật về chất lượng, màu sắc, giá thành rẻ cạnh tranh và giá trị sử dụng lâu dài mà gỗ cao su mang lại giúp cho loại gỗ này đang dần được ưa chuộng và phổ biến hơn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loại gỗ này hãy cùng tham khảo bài viết tổng hợp về gỗ cao su sau đây.

Gỗ cao su là gì?

Image00002.jpg
Gỗ cao su thành phẩm
  • Cây cao su có nguồn gốc từ Amazon, được du nhập vào nước ta trong thời Pháp thuộc với mục đích là lấy mủ cao su. Sau khoảng 30 năm, cây cao su không cho mủ nữa thì sẽ bị thanh lý để thay đổi sang loại mới. Vì gỗ cao su thuộc nhóm gỗ VII, có giá trị sử dụng thấp nên khi cây hết giá trị lấy mủ sẽ bị vứt bỏ.

  • Tuy nhiên, gỗ tự nhiên càng ngày càng trở nên hiếm hơn. Đồng thời công nghệ xử lí gỗ nội thất cũng được phát triển mạnh mẽ. Gỗ cao su được tận dụng để biến thành những mặt hàng nội thất với giá phổ thông.

  • Nhờ các đặc tính của mình, gỗ cao su rất thích hợp với phong cách trẻ trung, hiện đại và có giá cả rẻ nên được nhiều người lựa chọn.

Đặc điểm của gỗ cao su

Image00003.jpg
Mặt gỗ cao su thành phẩm
  • Gỗ cao su là loại gỗ sinh thái, thân thiện với con người. Vì gỗ được tận dụng sau khi hết khả năng cho mủ, khi đốt cũng không sinh hóa chất độc hại nên rất tốt cho môi trường. Gỗ cao su được khuyến khích sử dụng trong đồ nội thất để giảm bớt gánh nặng về thiếu hụt gỗ tự nhiên.

  • Đây là chất gỗ có hiệu quả kinh tế cao. Gỗ mang tính dẻo dai nhờ tính đàn hồi tự nhiên của cây cao su. Sau khi được xử lý, gỗ không bị nứt gãy khi uốn cong mà vẫn đủ cứng cáp để chịu lực. Điều này là thuận lợi lớn khi thực hiện gia công, điêu khắc họa tiết trên sản phẩm.

  • Gỗ cao su có gam màu vàng ấm đa dạng từ vàng xám, vàng sáng đến vàng nâu. Sau khi gia công gỗ còn được phủ lên một lớp sơn bảo vệ khiến gỗ càng thêm nổi bật hơn.

  • Vật liệu này không thấm nước, không ngậm nước trong nhiều điều kiện thời tiết.

  • Là loại gỗ thuộc nhóm VII với đặc tính là trọng lượng nhẹ, sức chống chịu kém, dễ bị mục, bị mối tấn công. Do đó, rất khó để sử dụng gỗ cao su tự nhiên trong chế biến đồ dùng. Gỗ cần được xử lý trong quá trình gia công để khiến chất liệu bền hơn mà vẫn giữ được các đặc tính tốt vốn có.

Ưu, nhược của gỗ cao su

Image00001.jpg
Chế tác gỗ cao su

Bất kì loại gỗ nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Để sử dụng các sản phẩm tối ưu nhất thì cần phải nắm rõ những điều này để bảo quản sản phẩm nội thất được tốt hơn.

Ưu điểm

  • Thớ gỗ dày, ít co ngót, màu sắc gỗ đẹp.

  • Dễ dàng gia công, ít nứt gãy, khả năng bám sơn tốt.

  • Kết cấu ổn định, độ bền liên kết tương tự các loại gỗ cứng.

  • Màu sắc tự nhiên, vân gỗ độc đáo.

  • Thân thiện môi trường.

  • Dễ dàng bảo quản.

  • Bên mặt mềm mại và vẫn cứng cáp, chịu lực ổn.

  • Giá cả mềm hợp túi tiền nhiều người.

Nhược điểm:

  • Dễ bị nấm, côn trùng tấn công, cần được xử lý gia công kỹ lưỡng.

  • Độ bền không quá cao, là gỗ ghép nên màu sắc không đồng nhất.

  • Không thích hợp để sử dụng ngoài trời vì dễ bị trôi hóa chất bảo quản.

  • Cong vênh, hư hỏng khi độ ẩm quá cao.

Ngày nay, để hạn chế những khuyết điểm trên, gỗ cao su được xử lý ngay sau khi cưa bằng cách ngâm áp lực trong hóa chất chống mối mọt. Sau đó sấy khô để khuyết tán hóa chất và kiểm soát độ ẩm. Từ đó, gỗ sẽ nâng cao độ bền và chống mối mọt tốt hơn.

Nhiều khách hàng đã thắc mắc: Gỗ cao su có bền không?

Bạn có thể an tâm về điều này, vì gỗ cao su đã qua xử lí tốt không kém các loại gỗ cứng tự nhiên. Đồng thời gỗ cũng rất ổn định với thời tiết nên có thể sử dụng lâu dài.

Gỗ cao su ghép

  • Thân cây cao su thường có đường kính không lớn, rất khó sử dụng để thiết kế đồ dùng. Vì vậy, cao su được cắt thành những thanh gỗ để đem đi xử lý. Sau đó sử dụng công nghệ ghép nối để tạo thành những tấm ván có đường kính lớn hơn. Đồng thời xẻ nhỏ còn giúp thanh gỗ dễ dàng thẩm thấu các hóa chất để bảo quản gỗ được lâu hơn.

  • Gỗ cao su ghép có tốt không?

  • Gỗ cao su ghép được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Công nghệ biến tính gỗ tăng độ ổn định, độ bền, giảm độ biến dạng trong các điều kiện khí hậu. Từ đó giúp gỗ đạt các điều kiện không thua kém gỗ cứng.

Các loại gỗ cao su ép

  • Hiện nay gỗ cao su sử dụng 3 loại ép gỗ cơ bản để tạo nên các tấm ván gỗ ép có độ dài và rộng lớn hơn. Từ đó đáp ứng được các yêu cầu khác nhau trong thiết kế đồ dùng nội thất.
  • Gỗ cao su ép song song: Ván gỗ được tạo thành từ các thanh gỗ song song với nhau, có cùng nhiều dài nhưng không bắt buộc có chiều ngang bằng nhau. Dưới sự kết dính của keo chuyên dụng, ván gỗ sẽ trở nên bền chắc và có diện tích phù hợp thiết kế yêu cầu.

  • Gỗ ghép finger: Còn được gọi là ghép gỗ mặt hay ghép đầu. Đầu tiên, hai đầu của thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa. Sau đó gắn kết hai mối rang cưa bằng keo chuyên dụng để tạo thành các thanh gỗ có độ dài bằng nhau. Kết quả là ván gỗ sẽ hiện rõ các vết nối hình răng cưa như một loại họa tiết đặc biệt. Sau đó các thanh gỗ này được ghép song song để tạo thành ván gỗ hoàn chỉnh

  • Gỗ ghép cạnh: Ván gỗ bao gồm nhiều thanh gỗ ngắn. Với hai đầu được xẻ răng cưa thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sử dụng ghép song song tương tự ghép finger.

Image00004.jpg

Bàn ăn làm từ gỗ cao su

So sánh sự khác biệt giữa gỗ cao su & gỗ sồi

Loại Gỗ sồi Gỗ cao su
Nhóm gỗ Nhóm VII Nhóm VII
Màu sắc, vân gỗ Màu nâu vàng (sồi Mỹ), màu vàng pha trắng nhạt (sồi Nga).
Vân gỗ đẹp, nhiều vân gỗ trải đều.
Gỗ có màu vàng xám, vàng đậm, vàng nâu.
Vân gỗ tự nhiên đẹp, hơi nhạt.
Độ bền Gỗ mềm, nhẹ, chịu lực nén tốt, độ chắc ổn định, dễ uốn cong bằng hơi nước.
Khả năng kháng sâu bọ, mối mọt, bọ sừng tự nhiên tốt.
Độ bền không cao, cần xử lý gia công kỹ lưỡng.
Kết cấu gỗ ổn định, độ liên kết mặt gỗ tốt.
Giá thành 8 - 15 triệu/m3. 5 - 7 triệu/m3.

So sánh gỗ cao su & gỗ thông

Loại Gỗ thông Gỗ cao su
Nhóm gỗ Nhóm IV Nhóm VII
Màu sắc, vân gỗ Màu đỏ (thông đỏ), màu vàng (thông vàng), màu trắng (thông trắng).
Vân gỗ đẹp, nhiều vân gỗ trải đều.
Gỗ có màu vàng xám, vàng đậm, vàng nâu.
Vân gỗ tự nhiên đẹp, hơi nhạt.
Độ bền Gỗ mềm, nhẹ, chịu lực nén tốt, độ chắc ổn định.
Có tính kháng khuẩn tự nhiên, khả năng hút ẩm tốt.
Độ bền không cao, cần xử lý gia công kỹ lưỡng.
Kết cấu gỗ ổn định, độ liên kết mặt gỗ tốt.
Giá thành 6 - 13triệu/m3. 5 - 7 triệu/m3.

So sánh gỗ cao su tự nhiên & cao su nhân tạo

Loại Gỗ cao su tự nhiên Gỗ cao su nhân tạo
Kiểu gỗ Tự nhiên Công nghiệp
Kích thước Tấm gỗ nhỏ, khả năng thấm nguyên liệu xử gỗ kém. Tấm gỗ lớn, dễ dàng xử lý hóa chất & nguyên liệu gỗ tăng tuổi thọ gỗ.
Độ bền Gỗ mềm, nhẹ, chịu lực nén tốt, độ chắc ổn định.
Có tính kháng khuẩn tự nhiên, khả năng hút ẩm tốt.
Gỗ có độ ổn định cao, độ bền tốt hơn, tránh tình trạng biến dạng do điều kiện khí hậu hiệu quả hơn.
Ưu điểm Thân thiện với môi trường, tận dụng được tài nguyên gỗ. Tăng cường ưu điểm của gỗ tự nhiên, khắc phục nhược điểm, cải thiện chất lượng tốt.

Các sản phẩm từ gỗ cao su phổ biến hiện nay

  • Gỗ cao su đã qua xử lý vừa mềm mại, dẻo dai có độ co giãn lại vừa cứng cáp chịu lực ổn. Đồng thời giá cả cũng rất phải chăng hợp với túi tiền của nhiều người. Bên cạnh đó, số lượng gỗ tự nhiên, gỗ hiếm giảm mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến gỗ cao su có mặt khắp mọi nơi trong các gia đình.

Gỗ cao su phù hợp với rất nhiều kiểu dáng đồ nội thất khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Bàn ghế gỗ cao su.

  • Kệ gỗ đa năng, kệ sách.

  • Cũi trẻ em.

  • Tủ quần áo.

  • Tủ giày.

  • Giường ngủ.

  • Tủ tivi.

  • Tủ trưng bày.

Các sản phẩm nội thất từ gỗ cao su đa dạng kích thước và kiểu dáng thiết kế. Độ dẻo dai tạo cảm giác mềm mại đem lại sự thoải mái cho người dùng.

Đồ dùng, bàn ghế gỗ cao su có tốt không? Câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Vì là gỗ nhân tạo nên sản phẩm có tuổi thọ không quá cao như gỗ tự nhiên. Tuy nhiên giá lại “hạt dẻ” phù hợp kinh tế. Mẫu mã đa dạng, hiện đại đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ theo các phong cách khác nhau. Nếu bạn thích vật dụng thân thiện môi trường, đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho gia đình.

Gỗ sao Gỗ sa mu Gỗ bách xanh Gỗ sơn huyết Gỗ chiu liu Gỗ xá xị
Gỗ lũa Gỗ mít Laminate Acrylic Gỗ tràm Gỗ lát
Gỗ trầm hương Gỗ sưa Gỗ mun Gỗ pơ mu Gỗ gụ Gỗ trắc
Gỗ cà te Gỗ óc chó Gỗ thông Gỗ mun đuôi công Gỗ sồi Gỗ anh đào
Gỗ trai đỏ Gỗ xoan ta Gỗ xà cừ Gỗ sến Gỗ hương Gỗ ngọc am
Gỗ cẩm lai Gỗ bằng lăng Gỗ còng Gỗ nu Gỗ đinh hương Gỗ chò chỉ
Gỗ gõ đỏ Gỗ căm xe Gỗ xoan đào Gỗ lim Gỗ quỷnh Gỗ tần bì
Gỗ hồng đào Gỗ hương đá Gỗ cẩm thị Gỗ mdf lõi xanh

Bài viết trên chia sẻ những thông tin cần thiết nhất về gỗ cao su và gỗ cao su ép. Hi vọng qua những điều này bạn sẽ có được những kiến thức về gỗ tự nhiên bổ ích nhất trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm. Nếu yêu thích những món đồ nội thất làm từ gỗ cao su quý khách hàng có thể ghé thăm Nội Thất Đồ Gỗ Việt để xem hàng trực tiếp và đánh giá những món đồ chế tác từ gỗ cao su chất lượng nhất bạn nhé.

Tin tức liên quan
Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

16:08:05 13-07-2022

Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất...

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

16:12:42 28-06-2022

Gỗ hồng đào có tên khoa học là Nato, có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Nguyên, Đắk Lắk. Cây gỗ được trồng nhiều ở các vùng miền Trung Việt Nam như Khánh...

Ưu & Nhược Điểm Của Ván Gỗ Phủ Melamine

Ưu & Nhược Điểm Của Ván Gỗ Phủ Melamine

15:05:25 13-04-2022

Melamine là tên gọi của một hợp chất được sử dụng để phủ lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ có màu sắc & vân gỗ đẹp mắt, tạo...

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

15:56:40 12-04-2022

Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu...

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

16:34:30 05-04-2022

Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố...

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

16:47:41 06-11-2020

Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn màu tủ bếp, kiểu tủ bếp, cách bày trí tủ bếp theo phong thủy mang lại lợi ích tích cực & thiết thực nhất cho cuộc...

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

16:34:57 10-11-2020

Hướng dẫn cách sắp xếp & bày trí tủ bếp thông minh nhất giúp tối ưu diện tích không gian phòng bếp gia đình, nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống...

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

14:15:37 22-05-2021

Gỗ sao là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Sao Dầu Dipterocarpaceae, có thân thẳng suôn dài với những vết nứt dọc theo thớ. Chiều cao trung bình có thể lên đến...

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

15:03:45 21-05-2021

Gỗ samu (sa mộc) là loại gỗ quý hiếm có hương thơm được nhiều người sành gỗ biết đến. Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, có nhiều giá trị kinh tế, giá...

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

16:46:06 20-05-2021

Gỗ bách xanh là loại gỗ được khai thác từ cây bách xanh đem lại nhiều giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ vượt bậc. Hiện nay, gỗ bách xanh được xếp...

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

16:20:27 19-05-2021

Gỗ sơn huyết được khai thác từ cây sơn huyết, thân gỗ có màu đỏ thẫm như huyết nên mới có cái tên sơn huyết. Gỗ màu đỏ tươi còn được gọi là...

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

15:23:02 18-05-2021

Gỗ chiu liu (còn được gọi là muồng đen, muồng xiêm) thuộc họ Đậu. Đây là loại gỗ thuộc họ gỗ muồng có chất lượng tốt được sử dụng nhiều trong...

Mục Luc

Tin nổi bật

Đối tác - Khách hàng

Tag từ khoá

Giường ngủ  - Tủ quần áo - Bàn ghế gỗ - Bộ bàn ăn - Bàn thờ