Kiến thức về sơn PU trong nội thất gỗ

Danh mục sản phẩm

Sơn PU là gì? Tìm hiểu chi tiết về sơn PU

15:15:09 03-09-2020 | Lượt xem: 10280

  • Sơn PU là viết tắt của Polyurethane, đây là một loại polymer được ứng dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện nay. Sơn PU có hai dạng chính là dạng cứng và dạng foam.
  • Hai dạng này có 2 công dụng hoàn toàn riêng biệt. Dạng cứng được sử dụng để tạo độ bóng, bảo vệ các sản phẩm gỗ tốt hơn. Dạng foam lại được sử dụng làm đệm mút trong các loại ghế, bên cạnh đó cũng được ứng dụng để bảo vệ các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

Sơn PU có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng. Trong đó:

  • Sơn lót làm phẳng bề mặt, che khuyết điểm để sản phẩm mịn đẹp hơn
  • Sơn màu giúp tạo màu theo yêu cầu để tạo nên màu sắc khác nhau cho các sản phẩm

  • Sơn bóng làm tăng độ sáng, bóng cho bề mặt sản phẩm thêm phần sang trọng, thẩm mỹ hơn

Các loại sơn PU phổ biến trên thị trường

sơn pu bóng mờ.jpg

Sơn PU bóng mờ

Hiện nay trên thị trường có 3 loại sơn PU phổ biến với các công dụng đa dạng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tùy theo yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn một trong những loại sơn này để làm đẹp cho món đồ nội thất của gia đình mình.

Sơn PU - 1K

Sơn PU - 1K là hệ sơn một thành phần được sản xuất từ nhựa alkyd cao cấp và nhựa PU có tác dụng nâng cao tính năng cho các sản phẩm. Sơn PU - 1K thích hợp cho các món đồ nội thất, ngoại thất gỗ; gốm; kim loại; mây tre đan; … với các ưu điểm nổi bật:

  • Có độ bám dính, độ bền uốn tốt

  • Độ cứng và hàm lượng rắn cao

  • Không phai màu, chống ố vàng, chịu được thời tiết

  • Màu sắc đa dạng với tất cả các hệ màu, độ bóng cao

Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng loại sơn này là sản phẩm không có khả năng chống trầy và dễ bị hòa tan trong dung môi.

Sơn Vinyl

Đây là loại sơn một thành phần được sử dụng riêng cho các dây chuyền sơn công nghiệp, khắc phục được các khuyết điểm của sơn NC thông thường. Được áp dụng vào làm sơn lót, sơn phủ cho các bề mặt gỗ và kim loại.

Sơn có ưu điểm chính là:

  • Độ bám dính, độ bền uốn tốt

  • Sơn dễ sử dụng, nhanh khô

  • Màng sơn trong suốt đem đến sự tự nhiên cho sản phẩm

Dù vậy, sơn vinyl có độ cứng không quá cao nên bạn cần dựa vào mục đích sử dụng các sản phẩm nội thất để chọn lựa loại sơn phù hợp.

Sơn giả gỗ

Để tạo nên vẻ ngoài sang trọng, nổi bật mà vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên cho các sản phẩm gỗ thì sơn giả gỗ là loại sơn được ưa chuộng và lựa chọn nhiều nhất.

Với thành phần chủ yếu từ sơn PU, vinyl, PU - 1K… sơn giả gỗ tạo nên các hệ màu khác nhau cho dòng sản phẩm gỗ, trong đó chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze. Đồng thời, nhờ sự hòa trộn này mà sơn giả gỗ sẽ bù đắp các khuyết điểm của từng loại sơn riêng giúp nâng cao các ưu điểm, công dụng của chất sơn.

Gỗ công nghiệp phủ sơn PU có tốt không?

giuong-ngu-hop-mau-trang-hien-dai-dep-gia-re.jpg

Giường ngủ công nghiệp sơn PU

Các sản phẩm gỗ công nghiệp đang dần thay thế các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp, nhất là các thiết kế hiện đại theo phong cách tối giản.

Tuy nhiên, một vấn đề hàng đầu khiến nhiều khách hàng chùn bước trong quá trình tìm kiếm và sử dụng loại vật liệu này chính là độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Vậy gỗ công nghiệp phủ sơn PU có tốt không?

  • Khi cốt gỗ MDF hay veneer được phủ sơn PU qua các quy trình nghiêm ngặt, không chỉ ván gỗ sẽ có các màu sắc khác nhau đa dạng như xanh, đỏ, trắng, tím…thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng trẻ theo nhu cầu thị trường.

  • Sản phẩm còn gọn nhẹ, dễ dàng tháo lắp di chuyển, có các tính năng của sơn như chống trầy xước, chống bong tróc, chống ẩm mốc… đồng thời tuổi thọ lên đến 20 năm.

  • Sơn được làm theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng với ván gỗ được làm từ gỗ dăm hay bột gỗ tự nhiên đảm bảo các điều kiện an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.

  • Bên cạnh đó, một yếu tố khiến nhiều khách hàng băn khoăn khi mua sắm nội thất gỗ chính là giá cả. Gỗ công nghiệp phủ sơn PU được sản xuất trên công nghệ hiện đại cùng nguồn gỗ trồng dồi dào nên có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Từ đó đem lại lợi ích cho người sử dụng, phù hợp với phần lớn điều kiện tài chính của các gia đình Việt.

Qua đây, ắt hẳn bạn đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi gỗ công nghiệp phủ sơn PU có tốt không rồi phải không nào. Nhờ có các ưu điểm nổi bật của mình về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc cùng với mức giá thành phải chăng rẻ hơn hẳn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp phủ sơn PU sẽ là gợi ý tuyệt vời cho các gia đình yêu thích sự hiện đại, gọn nhẹ.

Bảng màu, cách pha và sử dụng sơn PU

lau sơn PU.jpg

Làm mới đồ gỗ bằng sơn PU

Sơn PU có thể có 2, 3 hay 4 thành phần tùy theo hãng sơn và nhu cầu khách hàng. Ngoài công dụng bảo vệ sản phẩm thì sơn PU còn góp phần tạo nên màu sắc để nâng cao tác dụng trang trí cho không gian.

Bảng màu sơn PU

  • Sơn PU có bảng màu rất đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào hãng sản xuất, cung cấp sơn. Tùy thuộc vào ngành nghề, mục đích mà bạn có thể sử dụng các màu sơn theo nhu cầu. Ngoài ra, sơn còn có thể sản xuất theo yêu cầu.

  • Ngoài các màu đơn sắc thì sơn PU còn có các màu giả gỗ để tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho sản phẩm. Bạn có thể tham khảo bảng sơn của các hãng cung cấp sơn để biết chi tiết hơn.

  • Màu sắc trên bảng màu sơn sẽ có sự khác biệt nhất định với màu thực tế, tùy thuộc vào kỹ thuật sơn, diện tích sơn cũng như tác động môi trường, mục đích sử dụng và chất lượng sản phẩm.

Cách pha sơn PU cho gỗ

Để tạo màu và tạo lớp bảo vệ cho gỗ từ sơn PU thì cần phải pha sơn theo một tỉ lệ nhất định. Pha chế sơn PU không đơn giản như sơn nước hay sơn dầu bình thường, cần phải pha chế đảm bảo tỷ lệ chính xác để tạo nên màu sắc và chất lượng tốt nhất.

Nếu pha chế không đúng theo yêu cầu, ngoài việc không đạt được màu sắc mong muốn, còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng, độ kết dính, dễ bong tróc và ảnh hưởng đến sản phẩm, công trình kiến trúc…

Tỉ lệ pha sơn phổ biến là:

  • Sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

  • Sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (pha chế tinh màu tùy theo yêu cầu của từng người)

  • Sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (tỉ lệ cho phù hợp để tạo độ bóng mong muốn).

Cách sơn PU trên gỗ

Để bề mặt gỗ được bóng đẹp thì bạn cần thực hiện quy trình theo các bước tiêu chuẩn sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ

  • Chà nhám mặt gỗ bằng giấy nhám P24O.

  • Bả bột (hoặc không tùy theo mẫu sơn) để lấp đầy các tim gỗ, khuyết tật

Bước 2: Sơn lót lần 1

  • Pha sơn lót theo tỉ lệ chuẩn lót : cứng : xăng = 2 : 1 : 3, đây là lớp sơn không màu, có thể gia giảm hoặc thêm phụ gia để điều chỉnh thời gian bay hơi của sơn.

  • Cần pha sơn và phun sơn kỹ lưỡng, đều tay để lớp sơn được đều, không bị nổi tim hoặc bọt khí

Bước 3: Chà nhám, sơn lót lần 2

  • Tiếp tục xả nhám bằng giấy nhám P32O để tạo độ đều cho sản phẩm và rà soát lại các lỗi, các bộ phận bị bọt khí…

  • Sơn lót như trên bước 2 để nâng cao sự căng mịn cho bề mặt, tuổi thọ cho sản phẩm lên màu đẹp hơn.

  • Chờ 25 - 30 phút cho sơn khô hẳn

Bước 4: Phun màu

  • Pha sơn theo tỉ lệ riêng để tạo thành các màu sắc yêu cầu. Đặt sản phẩm ở phòng kín tránh bụi và thông thoáng.

  • Sơn màu lần 1 và chờ sơn khô

  • Sơn màu lần 2, sơn đậm hơn ở các vị trí thiếu màu

Bước 5: Phun bóng bề mặt

  • Sau khi sơn màu khô, tiếp tục tiến hành sơn bóng bề mặt với các chất liệu bóng, mờ theo yêu cầu sản phẩm.

  • Áp dụng tỉ lệ pha phía trên và gia giảm để tạo nên độ bóng khác nhau.

  • Sơn bề mặt sản phẩm ở nơi thông thoáng và không bụi bẩn.

Bước 6: Đóng gói, bảo quản

  • Sau khi tiến hành các bước sơn PU thì bạn cần đặt sản phẩm ở khu vực chờ khô sao cho tránh bụi bẩn và các yếu tố ảnh hưởng khác. Thời gian trung bình để hoàn thiện sản phẩm cho toàn bộ quá trình sơn là từ 12 - 16h.

Tẩy sơn PU trên gạch tại nhà đơn giản

  • Qua thời gian sử dụng, lớp sơn PU trên các sản phẩm gỗ, gạch, đá… sẽ bị phai màu, bong tróc và nhiều vấn đề khác. Lúc này, bạn muốn làm lại một lớp sơn mới đẹp hơn thì bước đầu tiên chính là phải tẩy lớp sơn cũ đi.

  • Bạn có thể áp dụng các cách tẩy sơn thông dụng được nhiều khách hàng sử dụng ngay tại nhà sau đây:

Tẩy sơn bằng xăng thơm

  • Đây là cách tuyệt vời nhất để tẩy lớp PU trên các bề mặt đồ vật với hiệu quả sử dụng lên đến 95%. Đồng thời cách này cũng giúp bảo vệ bề mặt gỗ cần tẩy sơn.

  • Cách làm vô cùng đơn giản, bạn dùng khăn tẩm một ít xăng và lau vài lần trên bề mặt bám sơn.

  • Tuy nhiên, xăng là hóa chất gây ảnh hưởng đến cơ thể người nếu tiếp xúc nhiều trong thời gian dài. Do đó bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ như bao tay, khẩu trang, … trước khi tẩy sơn.

Tẩy sơn bằng giấy nhám

  • Là cách tẩy sơn rất hiệu quả đối với các bề mặt cứng, phẳng, trơn như gạch ốp, đá… Cách này cần sự kiên trì, tinh tế với động tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới bề mặt dưới lớp sơn.

Tẩy sơn bằng dầu ăn và sáp ong

  • Bạn cho vài giọt dầu ăn vào sáp ong và đun nóng để sáp và dầu hòa quyện vào nhau.

  • Dùng hỗn hợp sáp dầu chà mạnh lên các vết sơn để đánh bay các vết sơn cũ, bề mặt gạch sau đó cũng được mịn và bóng hơn.

  • Cách này còn rất an toàn cho người sử dụng nên bạn có thể áp dụng với nhiều đồ dùng trong gia đình mình.

  • Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng nhiều cách khác như bia, giấm, sữa bò, nước nóng hay kem tẩy đa năng...

Sơn PU giá bao nhiêu?

  • Hiện nay, sơn PU được sử dụng chủ yếu trong nội thất gỗ dùng để gia công các mặt hàng như giường, tủ, bàn ghế, cầu thang, … tạo nên màu sắc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Tùy theo tông màu, tùy tính chất cũng như độ bóng mờ mà mỗi sản phẩm sẽ có một công thức sơn khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí cho công đoạn sơn PU khiến giá sơn PU của mỗi sản phẩm là không hề giống nhau.

  • Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá thành sơn PU như đơn vị chịu trách nhiệm sơn, chất lượng sơn, … Vì vậy, để có được bảng báo giá cụ thể thì cần liên hệ đến các đơn vị kinh doanh nội thất hay đơn vị chuyên sơn PU cho sản phẩm.

Trên đây là các thông tin về sơn PU mà Nội Thất Đồ Gỗ Việt muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về sơn PU, cách sơn cũng như cách tẩy sơn tại nhà đơn giản. Nếu bạn đang có nhu cầu sơn sửa nội thất bằng sơn PU và cần tìm hiểu cụ thể hơn, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 0988 88 7878 - 0933 444 788 để được tư vấn.

Tin tức liên quan
Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Cẩm Thị

16:08:05 13-07-2022

Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất...

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

Gỗ Hồng Đào & Giá Trị Sử Dụng Trong Đời Sống

16:12:42 28-06-2022

Gỗ hồng đào có tên khoa học là Nato, có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Nguyên, Đắk Lắk. Cây gỗ được trồng nhiều ở các vùng miền Trung Việt Nam như Khánh...

[Tổng hợp] Kiến thức về ván gỗ công nghiệp phủ melamine

[Tổng hợp] Kiến thức về ván gỗ công nghiệp phủ melamine

15:05:25 13-04-2022

Melamine là tên gọi của một hợp chất được sử dụng để phủ lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ có màu sắc & vân gỗ đẹp mắt, tạo...

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

Kiến Thức Chi Tiết Gỗ Mun Đuôi Công

15:56:40 12-04-2022

Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu...

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

Kiến Thức Tổng Hợp Về Gỗ Hương Đá

16:34:30 05-04-2022

Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố...

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

Hướng Dẫn Cách Lựa Tủ Bếp Theo Phong Thủy

16:47:41 06-11-2020

Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn màu tủ bếp, kiểu tủ bếp, cách bày trí tủ bếp theo phong thủy mang lại lợi ích tích cực & thiết thực nhất cho cuộc...

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

Hướng dẫn sắp xếp và bày trí tủ bếp thông minh & hiệu quả nhất

16:34:57 10-11-2020

Hướng dẫn cách sắp xếp & bày trí tủ bếp thông minh nhất giúp tối ưu diện tích không gian phòng bếp gia đình, nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống...

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

Kiến thức cơ bản về gỗ sao

14:15:37 22-05-2021

Gỗ sao là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Sao Dầu Dipterocarpaceae, có thân thẳng suôn dài với những vết nứt dọc theo thớ. Chiều cao trung bình có thể lên đến...

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

Gỗ samu & vai trò của trong chế tác nội thất

15:03:45 21-05-2021

Gỗ samu (sa mộc) là loại gỗ quý hiếm có hương thơm được nhiều người sành gỗ biết đến. Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, có nhiều giá trị kinh tế, giá...

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

Giá trị gỗ bách xanh trong đời sống & nội thất gỗ

16:46:06 20-05-2021

Gỗ bách xanh là loại gỗ được khai thác từ cây bách xanh đem lại nhiều giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ vượt bậc. Hiện nay, gỗ bách xanh được xếp...

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

Gỗ Sơn Huyết Ưu - Nhược Điểm & Giá Trị Sử Dụng

16:20:27 19-05-2021

Gỗ sơn huyết được khai thác từ cây sơn huyết, thân gỗ có màu đỏ thẫm như huyết nên mới có cái tên sơn huyết. Gỗ màu đỏ tươi còn được gọi là...

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

Gỗ Chiu Liu - Ưu & Nhược Điểm Trong Sản Xuất Nội Thất

15:23:02 18-05-2021

Gỗ chiu liu (còn được gọi là muồng đen, muồng xiêm) thuộc họ Đậu. Đây là loại gỗ thuộc họ gỗ muồng có chất lượng tốt được sử dụng nhiều trong...

Mục Luc

Tin nổi bật

Đối tác - Khách hàng

Tag từ khoá

Giường ngủ  - Tủ quần áo - Bàn ghế gỗ - Bộ bàn ăn - Bàn thờ