16:47:22 05-05-2021 | Lượt xem: 2540
Nội dung chính
Laminate là tên gọi của một loại vật liệu nhựa tổng hợp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện nay. Tên khoa học của Laminate là High Pressure Laminate (HPL), ngoài ra còn được gọi là Formica.
Laminate được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất hiện đại bởi tính thẩm mỹ và độ bền tốt. Tuy có vẻ ngoài tương tự Melamine nhưng Laminate lại được yêu thích hơn hẳn bởi nó sở hữu các tính năng ưu việt về độ dày, khả năng chịu nhiệt cũng như kháng hóa chất và kháng tác động vật lý hiệu quả.
Laminate được cấu tạo từ 3 lớp riêng biệt là: Overlay, Decorative paper, Kraft papers.
Overlay (lớp màng phủ)
Lớp overlay được làm từ cellulose nguyên chất, là lớp ngoài cùng được phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt. Thông thường sẽ có các hiệu ứng bóng, sần, mịn mờ hoặc vân gỗ.
Lớp màng này có khả năng chống va chạm, trầy xước đồng thời ngăn tác động của các hóa chất, sự xâm nhập của vi khuẩn, mối mọt, giảm thiểu thấm nước, phai màu.
Vì vậy, tác dụng của overlay là tạo độ ổn định, độ cứng cũng như độ sáng bóng cho gỗ để đảm bảo độ thẩm mỹ, giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Decorative paper
Là lớp phim tạo màu mỹ thuật hay có thể hiểu đơn giản là lớp giấy trang trí, tạo nên vẻ đẹp cho tấm Laminate. Các màu sắc, hoa văn của tấm laminate sẽ được quyết định dựa trên các họa tiết in trên lớp phim giấy này.
Sau đó tấm giấy phim sẽ được nhúng keo MUF và được ép ở nhiệt độ cao, áp suất lớn với lớp overlay để khiến overlay nóng chảy và gắn chặt với giấy phim. Từ đó giúp định hình, cho màu sắc trên bề mặt laminate trở nên chân thực và bền hơn.
Kraft papers
Là lớp trong cùng của tấm laminate, bao gồm nhiều lớp giấy Kraft được xử lý nhúng kéo phenol và nén chặt với nhau dưới nhiệt độ, lực ép cao, tạo nên độ dày của vật liệu.
Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và các chất phụ gia, có tính bền, dai, thô. Tùy theo yêu cầu thiết kế mà nhà sản xuất sẽ điều chỉnh độ dày của lớp giấy này để phù hợp nhất với mục đích sử dụng.
Phân loại theo đặc điểm bề mặt
Laminate bóng gương
Laminate bề mặt thường không bóng gương
Phân loại theo khả năng uốn cong
Laminate thường
Laminate postforming (laminate bo cong)
Phân loại theo màu sắc
Laminate đơn sắc
Laminate vân gỗ
Laminate vân đá
Laminate giả da
Laminate 3D
Ưu điểm của gỗ laminate
Màu sắc phong phú, hiệu ứng bề mặt đa dạng đem đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
Có khả năng chống trầy xước, va đập, hóa chất và chống cháy tốt. Chống thấm nước, mối mọt, vi khuẩn hiệu quả tạo nên độ bền màu và tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Laminate postforming có khả năng uốn cong tuyệt vời, là vật liệu để tạo nên các sản phẩm độc đáo, thẩm mỹ cao.
An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Nhược điểm của gỗ laminate
Chất lượng của gỗ laminate phụ thuộc vào keo dán và kỹ thuật dán, cần sử dụng máy móc công nghệ cao để sản xuất gỗ laminate.
Chi phí phủ laminate lên gỗ công nghiệp cao hơn so với các vật liệu bề mặt khác
Vì có lớp giấy kraft bên trong nên laminate có khả năng chịu ẩm kém
Gỗ laminate được sử dụng hầu hết cho nội thất hiện đại, không quá phù hợp với không gian cổ điển, tân cổ điển.
Laminate và Melamine là hai loại bề mặt có nhiều điểm tương tự về màu sắc, tính chất. Đặc biệt khi được phủ lên cốt ván gỗ công nghiệp càng dễ bị nhầm lẫn khi tìm hiểu, lựa chọn. Vì vậy, những cách phân biệt gỗ laminate và melamine dưới đây sẽ là điều rất cần thiết cho bạn khi mua sắm hai loại gỗ này.
Phân biệt dựa vào độ dày: laminate sẽ có độ dày cao hơn so với melamine. Vì vậy, bạn có thể dựa vào mắt thường để phân biệt hai loại này. Nếu đã được làm thành sản phẩm hoàn thiện, bạn có thể quan sát thông qua các vị trí hở của đồ nội thất như các khoan vít, tay cầm, dưới chân đế, …
Phân biệt dựa trên Catalogue: các cửa hàng, các nhà cung cấp sẽ có các quyển catalogue cung cấp đầy đủ các thông tin, màu sắc, đặc điểm,.. của các sản phẩm tại cửa hàng. Bạn có thể đối chiếu giữa thực tế với catalogue để xác định được sản phẩm có đúng với giới thiệu hay không.
Quy trình gia công gỗ Laminate được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Cắt tấm Laminate theo quy cách
Thông thường, tấm laminate và ván gỗ công nghiệp sẽ được cắt theo kích thước tiêu chuẩn là 120x240cm. Tuy nhiên, bạn có thể cắt theo các kích thước riêng theo yêu cầu. Với laminate, cần sử dụng lưỡi cưa bằng thép carbon và cắt từ cạnh mặt màu để tránh nứt vỡ mặt cắt.
Làm sạch bề mặt của tấm laminate để loại bỏ các hạt sạn, bụi bẩn có thể làm hư hỏng bề mặt.
Bước 2: Xử lý bề mặt cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ công nghiệp sẽ được làm sạch bề mặt bởi các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ các bụi bẩn, vật cứng khác để đảm bảo bề mặt tiếp xúc của laminate và cốt gỗ được sạch sẽ.
Công đoạn này cần sử dụng thiết bị trong hệ thống dán vân hiện đại, khó để thực hiện xử lý thủ công.
Bước 3: Lăn keo trên bề mặt cốt gỗ và tấm laminate
Cốt gỗ sau khi làm sạch sẽ được di chuyển lên hệ thống băng tải và được lăn keo bằng máy móc để phủ một lớp keo trên toàn bộ bề mặt ván gỗ. Laminate sẽ được phủ keo mặt dưới bằng máy lăn keo chuyên dụng.
Phơi một khoảng thời gian để keo khô hơn, sờ tay vào keo không còn cảm thấy dính nữa thì chuyển sang công đoạn ốp gỗ.
Bước 4: Dán Laminate lên bề mặt ngoài ván gỗ công nghiệp
Điều chỉnh 4 góc của laminate cho khớp với 4 góc của ván gỗ. Lưu ý khi ép tấm laminate lên cốt gỗ cần phải lăn đều để tránh không khí còn tồn đọng bên trong gây nên phồng rộp làm mất thẩm mỹ và giảm chất lượng sản phẩm.
Sử dụng máy ép chuyên dụng, máy ép nhiệt hoặc máy ép nguội để dán dính hai bề mặt của sản phẩm với nhau tạo thành ván gỗ công nghiệp phủ laminate thành phẩm.
Bước 5: Dán cạnh viền cho tấm gỗ
Phun keo dán chỉ nhựa PVC lên các cạnh của ván, để 5 - 10 phút. Phơi đến khi keo không còn dính tay.
Dùng máy dán cạnh nẹp viền chỉ (dây bo) lên bề mặt viền gỗ đã phun keo. Nên để dư hai bên viền chỉ khoảng 1mm để mài gọt viền sau khi dán cho đẹp.
Sử dụng máy bào hay máy mài cạnh để mài cạnh góc, chỉnh sửa lại cạnh viền của tấm ván cho mịn và tròn đều.
Vệ sinh keo thừa còn sót lại tại các vị trí mép viền của ván gỗ bằng các dung môi chuyên dụng.
Laminate được sử dụng để phủ lên các cốt ván gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, …
Được ứng dụng trong ảnh ép Laminate, làm miếng dán để trang trí các bề mặt nội thất như tường, tủ, …
Được sử dụng để thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng, khách sạn, và các khu công cộng như tủ quần áo, giường ngủ, tủ bếp, bàn ghế, kệ tủ tivi, cửa…
Ngoài ra, laminate còn được sử dụng để thi công các không gian kiến trúc gia đình từ bình dân đến sang trọng theo các phong cách hiện đại.
Bề mặt laminate có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh, tuy nhiên lại dễ bị thấm nước nên trong quá trình sử dụng, bạn cần biết cách vệ sinh, bảo quản đúng cách để duy trì tuổi thọ và màu sắc sản phẩm nội thất lâu dài hơn. Đây là các mẹo sử dụng và bảo quản các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ công nghiệp phủ laminate mà bạn có thể tham khảo:
Đối với các sản phẩm nội thất sử dụng bề mặt laminate, nên sử dụng các miếng đệm lót khi trưng bày bình hoa, tượng để hạn chế trầy xước bề mặt gây mất thẩm mỹ.
Với bề mặt sàn nhà từ laminate, cần sử dụng thảm chùi chân ở các vị trí ra vào nhà bếp, nhà vệ sinh và cửa chính để tránh đọng lại các vết bẩn và nước.
Có thể sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thông thường để lau chùi bề mặt laminate. Không sử dụng các chất tẩy rửa gây mài mòn bề mặt, nên pha loãng các chất tẩy rửa với nước. Nên làm sạch trên một diện tích nhỏ bề mặt để kiểm tra độ phù hợp trước khi sử dụng cho toàn bộ công trình. Không sử dụng giấm và các chất tẩy chứa nitro để lau chùi.
Nên sử dụng khăn/vải mềm để lau. Đầu tiên là lau bằng các chất tẩy rửa, sau đó sử dụng khăn ướt để lau lại và cuối cùng là khăn sạch khô để làm sạch bề mặt.
Công ty Cổ phần Gỗ An Cường
Phát triển từ năm 1994, An Cường hiện đang là nhà sản xuất, cung cấp nguyên liệu trang trí nội thất và decor hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp cho nhiều nước trên thế giới.
Sản phẩm đa dạng từ vật liệu, màu sắc, chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hơn 1300 màu sắc các loại.
Cung cấp các giải pháp hoàn thiện sản phẩm như dán, uốn mặt, ván sàn, len tường đồng màu, cửa đi, ghế, khoan cắt định hình bằng máy CNC, cắt dán cạnh viền chỉ, cánh tủ bếp, tủ áo….
Công ty TNHH TM - DV Mộc Phát
Chất liệu gỗ công nghiệp đa dạng từ cốt gỗ MFC, MDF, Plywood với các bề mặt như Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer cùng nhiều phụ kiện nội thất thông minh đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các khách hàng.
Chặng đường phát triển gần 20 năm với các cải tiến cùng dây chuyền công nghệ hiện đại từ Đức cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Công ty TNHH Minh Long
Hoạt động từ năm 2005, chuyên cung cấp các vật liệu nội thất gỗ từ gỗ tấm công nghiệp, tấm trang trí, vật liệu trang trí nội thất.
Sản phẩm đa dạng từ trên cả chất liệu, màu sắc và chất lượng sản phẩm với các tính năng chống ẩm, chống nước, chống cháy, … cùng các phụ kiện nội thất khác nhau.
Hi vọng những thông tin được Nội Thất Đồ Gỗ Việt tổng hợp và chia sẻ bên trên có thể giúp bạn hiểu được laminate là gì cũng như nắm được đặc điểm cấu tạo, quy trình gia công, ưu nhược điểm và tính ứng dụng của vật liệu này. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp phủ bề mặt laminate, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.
Bảng tổng hợp kiến thức về các loại gỗ thường dùng trong nội thất:Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất...
Gỗ hồng đào có tên khoa học là Nato, có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Nguyên, Đắk Lắk. Cây gỗ được trồng nhiều ở các vùng miền Trung Việt Nam như Khánh...
Melamine là tên gọi của một hợp chất được sử dụng để phủ lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ có màu sắc & vân gỗ đẹp mắt, tạo...
Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu...
Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố...
Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn màu tủ bếp, kiểu tủ bếp, cách bày trí tủ bếp theo phong thủy mang lại lợi ích tích cực & thiết thực nhất cho cuộc...
Hướng dẫn cách sắp xếp & bày trí tủ bếp thông minh nhất giúp tối ưu diện tích không gian phòng bếp gia đình, nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống...
Gỗ sao là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Sao Dầu Dipterocarpaceae, có thân thẳng suôn dài với những vết nứt dọc theo thớ. Chiều cao trung bình có thể lên đến...
Gỗ samu (sa mộc) là loại gỗ quý hiếm có hương thơm được nhiều người sành gỗ biết đến. Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, có nhiều giá trị kinh tế, giá...
Gỗ bách xanh là loại gỗ được khai thác từ cây bách xanh đem lại nhiều giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ vượt bậc. Hiện nay, gỗ bách xanh được xếp...
Gỗ sơn huyết được khai thác từ cây sơn huyết, thân gỗ có màu đỏ thẫm như huyết nên mới có cái tên sơn huyết. Gỗ màu đỏ tươi còn được gọi là...
Gỗ chiu liu (còn được gọi là muồng đen, muồng xiêm) thuộc họ Đậu. Đây là loại gỗ thuộc họ gỗ muồng có chất lượng tốt được sử dụng nhiều trong...
Tin nổi bật
DGV xin giới thiệu đến quý khách hàng những mã ván Melamine giá tốt, luôn có ván sẵn để có thể thi công nhanh chóng và giá cả cực kỳ phải chăng.
Bảng báo giá thiết kế & thi công tủ áo quần gia đình mới nhất trong 2024, giá rẻ số 1 thị trường, hoàn thiện chỉ trong vòng 3 - 7 ngày, ưu đãi giá tốt cho các đơn hàng công trình.
Bảng báo giá chi tiết tủ bếp chất liệu gỗ tự nhiên bao gồm các loại gỗ thường dùng để chế tạo tủ bếp như gỗ sồi nga, gỗ sồi Mỹ, xoan đào, gõ đỏ, gỗ ghép các loại mặt phủ xoan + sồi.
Cẩm thị thuộc họ thị, có vỏ màu đen, cây phát triển chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, vùng nhiều cẩm thị nhất là Phan Rang, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Phan Rang là nơi có gỗ cẩm thị được đánh giá cao trong làng điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ.
Melamine là tên gọi của một hợp chất được sử dụng để phủ lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ có màu sắc & vân gỗ đẹp mắt, tạo độ bóng và tăng tính thẩm mỹ khi chế tác nội thất.
Gỗ mun đuôi công là một loài thực vật có hoa trong họ Thị, được phát hiện và mô tả lần đầu tiên trong khoa học vào năm 1873. Đây là loài cây đặc hữu tây châu Phi, phân bố chủ yếu ở Cameroon, cộng hòa Trung Phi, Congo, Nigeria. Tên thường gọi là mun Gabon, mun châu Phi, mun Tây Phi, gỗ mun Benin.
Gỗ hương đá là một trong 5 loại gỗ thuộc họ gỗ hương gồm hương đỏ, hương đá, hương vân, hương Nam Phi, hương huyết… Dòng gỗ này thường phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Nam Phi, Ấn Độ…
Bộ sưu tập 100+ mẫu tủ bếp đẹp giá rẻ mới nhất 2024 từ nhà cung cấp Nội Thất Đồ Gỗ Viêt, hoàn thiện theo bản vẽ có sẵn, hoàn công nhanh chóng chỉ trong vòng 15 ngày kể từ khi ký hợp đồng.
Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn màu tủ bếp, kiểu tủ bếp, cách bày trí tủ bếp theo phong thủy mang lại lợi ích tích cực & thiết thực nhất cho cuộc sống của bạn.
Tag từ khoá
Thương
0944 333 966Thắng
0988 88 7878